Văn bản chỉ đạo của ubnd

UBND xã Việt Long thông báo
Ngày đăng 17/09/2024 | 07:54  | Lượt truy cập: 12

 

Để tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn, giảm thiểu thiệt hại cho người chăn nuôi, UBND xã Việt Long yêu cầu:

1. Các thôn:

- Kịp thời triển khai tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ, ngập úng.

- Thống kê, rà soát chính xác khu vực bị ngập úng, mưa lũ bao gồm: Khu vực chăn nuôi, thu gom, xử lý chất thải… khu vực di dời đàn vật nuôi lên vị trí cao hơn và số lượng gia súc, gia cầm bị thiệt hại. Trên cơ sở đó UBND xã có căn cứ đề xuất huyện cấp số lượng hóa chất cần sử dụng để khử trùng, tiêu độc phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi và đề xuất hỗ trợ thiệt hại theo quy định.

- Chủ động giám sát dịch bệnh, đặc biệt là tại các khu vực ngập úng để phát hiện sớm, cảnh báo và xử lý dứt điểm ngay khi dịch bệnh được phát hiện; xử lý nghiêm các trường hợp giấu dịch, không chủ động khai báo.

- Huy động các ban, ngành, đoàn thể thôn tích cực tham gia thực hiện các biện pháp vệ sinh, tiêu độc, khử trùng môi sau mưa lũ, hạn chế mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.

- Tổng hợp, báo cáo về UBND xã (qua cán bộ Thú y) kết quả công tác triển khai thực hiện phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản sau mưa lũ.

2. Cán bộ Nông nghiệp

- Kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm của các thôn sau mưa lũ, đôn đốc việc triển khai thực hiện, báo cáo UBND xã các thôn không thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn sau mưa lũ dẫn đến phát sinh dịch bệnh trên địa bàn.

- Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện của các xã, thị trấn, Báo cáo UBND huyện theo quy định ản hưởng đến sức khỏe con người, vật nuôi.

- Triển khai công tác tiêm phòng đại trà đợt II đảm bảo đúng tiến độ, tạo miễn dịch chủ động cho đàn vật nuôi trong thời điểm nguy cơ dịch bệnh cao sau mưa lũ.

- Hướng dẫn các hộ chăn nuôi thực hiện các biện pháp kỹ thuật trong phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ, úng ngập.

- Hướng dẫn kỹ thuật trong công tác tiêm phòng đợt II, phun tiêu độc, khử trùng môi trường phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ. Giám

sát công tác tiêm phòng tại các thôn. Báo cáo UBND huyện hàng ngày tiến độ triển khai thực hiện của xã..

- Giám sát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm sau mưa lũ để phát hiện và xử lý kịp thời, không để mầm bệnh lây lan trên diện rộng.

- Tổng hợp, báo cáo UBND huyện (qua phòng Kinh tế) kết quả triển khai công tác phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm sau mưa lũ trên địa bàn huyện.

4. Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Việt Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên.

Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, hội viên, thành viên tích cực tham gia công tác vệ sinh môi trường do UBND xã, thị trấn phát động, tăng cường giám sát, phản ánh các trường hợp vứt xác động vật chết ra môi trường, không tuân thủ các quy định về phòng chống bệnh động vật.

5. Công chức VHTT – Đài truyền thanh.

Thông tin, tuyên truyền các nội dung hướng dẫn phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản sau mưa lũ, để người dân được biết và chủ động thực hiện.

UBND xã Việt Long yêu cầu,  ngành  liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện./.

 

 

BÀI TUYÊN TRUYỀN PHÒNG CHỐNG DỊCH BỆNH GIA SÚC, GIA CẦM,

THỦY SẢN SAU MƯA LŨ

I. TRONG KHI NGẬP LỤT

- Phân gia súc, gia cầm phải được tập trung và chôn hàng ngày ở chỗ đất cao, nơi chưa bị ngập, cách xa nhà 20 ở, nguồn nước trên 50m. Trước khi lấp đất phải rắc vôi bột để khử trùng để tránh gây ô nhiễm. Ở những nơi không có chỗ để chôn cần tập trung, xử lý bằng vôi bột và đóng vào các bao kín để ở nơi đất cao không ngập nước, lấy túi nilông bọc kín để tránh ruồi và mùi hôi, chờ khi nước rút đem đi chôn.

- Trong khi ngập lụt, gia súc và gia cầm phải được quản lý chặt chẽ, không thả rông gia súc, gia cầm để tránh làm ô nhiễm môi trường. Làm vệ sinh chuồng trại 21 và tẩy uế hàng ngày bằng các loại hoá chất khử trùng thông thường như: vôi bột, Chloramin B. Nếu thấy gia súc, gia cầm có biểu hiện mắc bệnh phải cách li hoặc đem tiêu huỷ (chôn hoặc đốt) đúng theo quy định.

Chú ý: Trước khi chôn xác súc vật chết hoặc bị bệnh cần xử lý bằng vôi bột hoặc hoá chất sát trùng, tốt nhất là bao gói kín bằng vật liệu không thấm nước và chôn ở nơi đất cao, xa nguồn nước và khu dân cư. Đào hố chôn sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8 m, đổ 2 - 3 kg vôi bột lên trên, hoặc phun dung dịch hoá chất khử trùng, tẩy uế (Crezil, Cloramin...) nồng độcao (có thể tới 100mg/l Cloramin B 27%) rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới. Trường hợp phải chôn ở nơi có nguy cơ ngập nước thì phải lèn chặt bằng đất đá không để xác súc vật nổi lên.

- Nước rút đến đâu các gia đình làm vệ sinh nhà cửa và huy động cộng đồng làm vệ sinh môi truờng đến đó, vì nếu không làm kịp thời thì sẽ khó đẩy được phù sa ra khỏi nhà, sân và đường đi. 28 - Khi nước rút hết, môi trường ô nhiễm nặng nề, có mùi tanh thối do xác súc vật, côn trùng, cây cối thối rữa. Cần khơi thông cống rãnh, lấp vũng nước đọng, chôn lấp xác súc vật chết và tẩy uế.

- Dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, phơi khô quần áo, không treo mắc quần áo ẩm ướt vào một chỗ dễ làm nơi trú ẩn cho muỗi.

- Làm vệ sinh và tu sửa nhà tiêu (nếu không hỏng nặng). Nếu nhà tiêu hỏng nặng, chọn nơi cao ráo xa nhà, xa giếng (20m) đào hố đi tạm rồi lấp đất, ngăn chặn côn trùng, súc vật tiếp xúc với phân, chờ một vài tuần sửa lại nhà tiêu.

II. SAU KHI NƯỚC RÚT

1. Chuồng trại:

- Vị trí xây dựng chuồng nuôi nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát; chuồng trại phải chắc chắn, chống dột, ngập lụt, có tấm che chắn mưa gió để bảo vệ gia súc, gia cầm khi mưa to, gió lớn; phù hợp với số lượng, đặc tính, lứa tuổi gia súc, gia cầm.

- Thường xuyên kiểm tra chuồng trại chăn nuôi, tu sửa những chỗ hư hại, che chắn kín gió khi cần thiết, phát quang bụi rậm xung quanh, khơi thông cống rãnh, tránh để ẩm ướt, lầy lội hạn chế tối đa sự tồn tại của mầm bệnh. Đối với những nơi bị ngập úng cần di dời đàn vật nuôi lên cao. Sau bão lũ, khi nước rút cần quét dọn, vệ sinh chuồng trại, bãi chăn thả, thu gom rác thải… rồi tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh trong nền chuồng và bãi chăn thả.

- Kiểm tra hệ thống thoát nước chung của cả khu vực, đặc biệt phải củng cố hệ thống thoát nước thải, nơi chứa chất thải để hạn chế ô nhiễm khi mưa to hoặc ngập lụt. Khu chứa chất thải (phân, rác và nước thải) phải xa chuồng nuôi, cuối hướng gió, vị trí thấp và xa nguồn nước ngầm, trường học, bệnh viện…

- Nên có hố sát trùng trước cửa chuồng nuôi hoặc định kỳ rắc vôi bột phun sát trùng xung quanh chuồng nuôi gia súc, gia cầm.

- Ở những vùng đất trũng, nền chuồng phải tôn cao để tránh ngập úng. Trường hợp mưa to, có thể gây ngập úng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; hộ chăn nuôi phải có phương án di dời đàn vật nuôi lên nơi cao để tránh ngập, úng. Khi nước rút tổ chức cọ rửa, quét dọn vệ sinh chuồng trại, môi trường

chăn nuôi, thu gom chất thải…sau đó tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

2. Quản lý đàn: Thường xuyên kiểm tra đàn gia súc, gia cầm, để phát hiện sớm những bất thường như uể oải, ủ rũ, kém ăn…Cách ly những vật nuôi có biểu hiện khác thường, chẩn đoán và điều trị nếu cần thiết

3. Chăm sóc, nuôi dưỡng: Đây là một trong những biện pháp rất quan trọng để gia súc, gia cầm nâng cao sức đề kháng, hạn chế dịch bệnh phát sinh.

Trong khẩu phần ăn bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, men tiêu hóa để tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi. Cung cấp nguồn nước uống sạch cho gia súc, gia cầm. Đối với nguồn nước bị ô nhiễm sử dụng Chloramin-B, T để khử trùng

nhằm đảm bảo nước uống sạch sẽ cho đàn gia súc, gia cầm.

4. Vệ sinh khử trùng tiêu độc chuồng trại, môi trường chăn nuôi: Thường xuyên quét dọn, vệ sinh sạch sẽ chuồng trại chăn nuôi, máng ăn, máng uống, các dụng cụ chăn nuôi; Định kỳ phun thuốc sát trùng tẩy uế chuồng trại và khu vực xung quanh chuồng nuôi 1-2 lần/tuần để tiêu diệt mầm bệnh bằng các loại thuốc sát trùng: Vôi bột, Benkocid, HanIodine... Tại các khu vực chăn nuôi bị ngập, úng thì sau khi nước rút cần khẩn trương, tổ chức tổng vệ sinh cọ rửa, quét dọn chuồng trại, môi trường chăn nuôi, thu gom chất thải, rắc vôi bột… sau đó tiến hành phun khử trùng tiêu độc bằng các chất sát trùng (Benkocid, HanIotdine, vôi bột…) để tiêu diệt mầm bệnh ngoài môi trường.

5. Về thú y: Tiêm phòng vắc xin là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất để chủ động phòng, chống các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi.

Cần phải tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch các loại vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm cụ thể: Trên gia súc tiêm phòng vắc xin: Lở mồm long móng, Tai xanh, Dịch tả heo, Tụ huyết trùng, Phó thương hàn, Viêm da nổi cục trâu, bò...; Trên gia cầm tiêm phòng vắc xin: Cúm gia cầm, Newcastle, Gumboro, tụ huyết trùng, dịch tả vịt; Chó, mèo tiêm phòng Dại… Thường xuyên theo dõi, kiểm tra sức khỏe đàn gia súc, gia cầm, nhằm phát hiện sớm, để nuôi cách ly,  điều trị kịp thời. Trường hợp gia súc, gia cầm ghi mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm hoặc chết nhiều không rõ nguyên nhân phải báo ngay với thú y xã, và chính quyền địa phương nơi gần nhất để xử lý kịp thời.

Ngoài ra, người chăn nuôi cần thực hiện tốt 05 không: Không giấu dịch;

Không bán chạy gia súc, gia cầm bị bệnh; Không vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm bị bệnh; Không ăn thịt gia súc, gia cầm bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc; Không vứt xác gia súc, gia cầm bệnh, chết ra ngoài

môi trường xung quanh.

6. Xử lý xác súc vật chết

a) Tính toán lượng xác súc vật chết: Khảo sát để ước lượng số lượng xác súc vật chết cần xử lý.

b) Vị trí chôn xác súc vật: tốt nhất là chôn ở ngoài đồng, xa các nguồn nước (ao, sông, hồ...) ít nhất 50m. Có thể chôn xác súc vật ở trong vườn nhưng

cần lưu ý là phải cách xa các giếng nước ít nhất 30m và phải xử lý kỹ bằng hoá chất khử trùng tẩy uế.

c) Đào hố chôn: sao cho tất cả xác súc vật được vùi sâu dưới đất ít nhất 0,8m. Chuyển toàn bộ xác súc vật và hớt một lớp đất khoảng dày khoảng 10cm chỗ xác súc vật nằm cho vào hố chôn. Đổ 2 - 3 kg vôi bột 29 lên trên, hoặc phun dung dịch hoá chất khử trùng, tẩy uế (Crezil, Cloramin...) nồng độ cao (có thể

tới 100mg/l Cloramin B 27%) rồi lấp đất, lèn chặt. Cắm biển báo hiệu nơi chôn xác súc vật để tránh bị đào bới.

d) Khử trùng nơi có xác súc vật: sau khi chuyển xác súc vật đi chôn phải phun thuốc khử trùng hoặc rắc vôi bột vào chỗ đó. Nếu không có vôi bột hay hoá chất khử trùng thì có thể tập trung rác (khô) vào chỗ đó và đốt.

e) Kiểm tra nơi chôn xác súc vật: Hàng ngày phải kiểm tra nơi chôn xác súc vật xem có bị súc vật hoặc chuột bọ đào bới hay không. Nếu phát hiện có mùi hôi thối hoặc bị đào bới thì phải lấp lại và rào chắn./.

Thực hiện: Ngọc Quang - VH&TT